Quan điểm sáng tác Tố_Hữu

  • Là nhà thơ đã chọn con đường Cách mạng từ thời thanh niên, trải qua những năm tháng tù đày, thơ của ông là tiêu biểu của quan niệm nghệ thuật Cách mạng. Ông quan niệm: "Muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng; xác định thật rõ ràng tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân. Ngoài ra, các nhà thơ Cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng trước những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu cái ác. Tóm lại, viết thơ phải xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng."
  • Ngoài vai trò nhà thơ, ông còn là một nhà chính trị, một chiến sỹ cách mạng trung thành với lý tưởng Cộng sản, ông có một số bài thơ ca ngợi các lãnh tụ phong trào cộng sản quốc tế như Vladimir Lenin (Người đứng đó, Lenin), Stalin (Đời đời nhớ Ông), Mao Trạch Đông (Đường sang nước bạn), Hồ Chí Minh (Bác ơi, Cháu nhớ Bác Hồ), Fidel Castro (Từ Cuba)... Khi Liên Xô tan rã, Tố Hữu phê phán sự tráo trở, phản bội lý tưởng với những lời lên án gay gắt, xót xa: "Cả đàn sói chồm lên, cắn vào lịch sử/ Cào chiến công, xé cả xác anh hùng/ Ôi! Nỗi đau này là nỗi đau chung/ Lương tâm hỡi, lẽ nào ta tự sát". Đồng thời, ông vẫn kiên định vào niềm tin, vào lý tưởng của mình: "Lũ phản bội, điên cuồng, hèn nhát/ Và cả bầy quân cướp nước, giết người/ Chớ vội cười! Chân lý vẫn xanh tươi", "Chí ta sáng mãi một niềm tin" (Ta vẫn là xuân 1997), "Tôi giữ trọn lương tâm và lẽ phải/ Bởi Việt Nam là Hồ Chí Minh"[5][6]
  • Từ thập niên 1990, mặt trái của cơ chế thị trường bộc lộ, con người chỉ biết chạy theo danh lợi, trở nên tha hóa về đạo đức, lý tưởng. Tố Hữu đã trình bày trong thơ những tâm sự, nỗi niềm trăn trở của mình. Ông đã sớm lên án và cảnh báo sự suy đồi của đạo đức xã hội trong nhiều bài thơ như "Mùa xuân mới", "Chào xuân 99" với những câu thơ: "Mặt nạ người che lòng dạ quỷ", "Mặt đất mù sương/ Thiên hạ bâng khuâng. Rối rắm những con đường", "Cạm bẫy mạ vàng, hãy cảnh giác người ơi"... Tâm sự của nhà thơ Tố Hữu cũng là những nỗi niềm không chỉ của riêng ông mà còn là trăn trở của những người nặng lòng với đất nước, tâm sự đó mang tầm vóc thời đại và vẫn luôn thể hiện ý chí, khí phách Việt Nam và niềm tự hào dân tộc cao độ theo một giọng điệu hào sảng[6].
  • Ông từng tâm sự: “Bây giờ có người bảo thơ tôi chỉ là “thơ thời sự”, tôi đồng ý ngay vì khi làm thơ, tôi đâu có mơ nó tồn tại thiên thu. Lại có người nói thơ tôi là loại “thơ phải đạo”. Tôi bảo họ, anh nói không sai vì cổ nhân nói “văn dĩ tải đạo” (văn là để chở đạo lý), vậy tôi cũng chỉ làm thơ theo lời dạy của cổ nhân thôi. Xét cho cùng, riêng cho tôi thì chẳng có gì đáng nói, nhưng tôi không biết lớp trẻ bây giờ có hiểu sai lạc thời kỳ đẹp nhất của văn nghệ nước ta?”. Khi qua đời, Tố Hữu để lại mấy dòng thơ thể hiện triết lý cuộc đời mình: "Tạm biệt đời ta yêu quý nhất/Còn mấy dòng thơ, một nắm tro/Thơ gửi bạn đường. Tro bón đất/Sống là cho. Chết cũng là cho."[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tố_Hữu http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb12102482c http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb12102482c http://www.idref.fr/031274404 http://id.loc.gov/authorities/names/n50016803 http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2004/11/3b9d90a8/ http://isni-url.oclc.nl/isni/0000000108773030 http://www.tienve.org/home/literature/viewLiteratu... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/1... http://baokontum.com.vn/ghi-chep-phong-su/dau-xuan...